BÌNH ĐẮP NỔI GỐM CHU ĐẬU

1/ Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Gốm Sứ Chu Đậu Hải Dương ra đời vào thế kỷ thứ XIII- XIV- tại một xã nhỏ nằm ở tả ngạn sông Thái Bình. Nơi đây có thể giao thương thuận lợi với kinh thành Thăng Long và các quốc gia khác thông qua đường biển. Thời phát triển thịnh vượng, rực rỡ nhất của làng nghề đó là vào thế kỷ thứ XV- XVI thuộc thời Lý- Trần- Trịnh- Mạc.

Thế kỷ XV là thời kỳ phát triển nổi bật nhất của nghề gốm Hải Dương. Các lò gốm phát triển mạnh cả về diện tích và quy mô. Những sản phẩm được sáng tạo đa dạng cả về kiểu dáng, hoa văn mang đến giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Mạc mà nghề gốm tại Hải Dương bị mai một và sau đó thất truyền.

Làng gốm cổ Chu Đậu bắt đầu được hồi sinh sau bức thư của Makoto Anabuki- bí thư thứ nhất của đại sứ quán Nhật Bản gửi ông Ngô Duy Đông- bí thư tỉnh ủy Hải Hưng.Trong bức thư, ông đã nhờ ngài bí thư điều tra xác định về địa điểm sản xuất gốm, kỹ thuật và vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong việc phát triển nghề gốm.

Kể từ đó, công cuộc tìm kiếm vết tích dòng gốm cổ Chu Đậu Hải Dương được mở rộng. Hàng vạn hiện vật được phát hiện ghi dấu 1 thời kỳ phát triển thịnh vượng của làng gốm Chu Đậu Hải Dương. Đến năm 2001 tổng công ty thương mại Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị để phát triển và khôi phục dòng gốm cổ.

2/ Sản phẩm bình gốm đắp nổi Chu Đậu

Bình gốm Chu Đậu đắp nổi được nghệ nhân chế tác bằng kỹ thuật đắp từng họa tiết lên thân sản phẩm gốm và được mài gọt rất kỹ càng.

Gốm Chu Đậu Đắp Nổi

popup

Số lượng:

Tổng tiền: